[Giải đáp] Có nên sử dụng dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp không?

Nắm bắt được nhu cầu vay vốn, vay tiền mặt của nhiều người hiện nay; một số tổ chức tài chính đã triển khai những dịch vụ vay tiền; dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp,… để khách hàng tiếp cận khoản vay một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, hình thức này liệu có để lại rủi ro? Và có nên sử dụng dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp hay không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Vay tín chấp là gì?

Trước khi tìm hiểu về dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp; hãy cùng chúng tôi nghiên cứu chi tiết hơn về hình thức vay tín chấp là gì nhé! 

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu khách hàng,  tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính sẽ có nhiều hình thức vay vốn khác nhau. Trong đó, một số hình thức phổ biến chính là vay tín chấp, vay trả góp, vay thấu cho, vay thế chấp,… Và tùy vào mục đích,khách hàng sẽ lựa chọn cho mình những hình thức vay vốn thích hợp nhất. 

Trong đó, vay tín chấp là hình thức được khá nhiều người lựa chọn. Bởi khách hàng vẫn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn;  mà không cần đến tài sản thế chấp. Thay vào đó chỉ cần dựa vào độ uy tín để tiến hành thủ tục vay. Hình thức này sẽ thích hợp với những ai cần nguồn vốn nhỏ để phục vụ kinh doanh, hay vay trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, hình thức vay này sẽ có mức lãi suất tương đối cao! 

Theo đó, để vay tín chấp, khách hàng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ như sau: 

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu
  • Sổ tạm trú
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Một số loại giấy tờ, bảng lương,… chứng minh khả năng tài chính
  • Đơn đề nghị vay vốn
  • Một số loại giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của đơn vị cho vay. 

Tai sao nhiều người sử dụng dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp?

Hiện nay, một số khách hàng tìm đến dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp vì những lý do sau:

Khách hàng đang có nợ xấu

Các ngân hàng hiện nay đều có thể được liên kết với nhau thông qua CIC (Trung tâm tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Chính vì vậy, những khách hàng trả tiền chậm, hoặc thậm chí không trả bất kỳ khoản vay nào,… sẽ được liệt kê vào danh sách nợ xấu. Và dựa vào thông tin lịch sử tín dụng của mỗi khách hàng; tùy vào mức độ nợ xấu nặng nhẹ; các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ quyết định nhận hồ sơ vay hay không.

Vi phạm thỏa thuận với bên vay

Thường thì tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính sẽ có những quy định rõ ràng về điều kiện, thủ tục vay vốn. Tuy nhiên vì một số lý do, khách hàng vẫn vi phạm và không chấp hành đầy đủ những thỏa thuận với bên vay. 

Theo đó, khách hàng sẽ tìm đến những dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp khi không có đầy đủ giấy tờ, hoặc giấy tờ không hợp chuẩn; không đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, thu nhập,…

Khách hàng không hợp tác khi có vấn đề phát sinh

Một số ngân hàng hoặc các công ty tài chính sẽ có các câu hỏi để xác thực mức độ uy tín khách hàng. Những câu hỏi sẽ xoay quanh các vấn đề như: nguồn thu nhập, mục đích vay,… Từ đây, ngân hàng hay các công ty tài chính sẽ tiến hành kiểm chứng dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nếu xảy ra những trường hợp sai lệch về thông tin, hồ sơ vay của bạn sẽ bị từ chối. 

Có nên sử dụng dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp không?

Trên thực tế, khách hàng không nên tìm đến những dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp. Bởi hình thức này sẽ gây ra những hậu quả vô cùng khôn lường đối với cả người vay, cũng như người làm hồ sơ. Trường hợp khách hàng có khó khăn khi làm hồ sơ, có thể xem xét hình thức đầu tư vào công ty trò chơi.

Theo đó, việc sử dụng dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp sẽ có những hình thức xử phạt như sau:

Xử phạt hành chính

Hiện nay, Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định cụ thể mức xử phạt hành chính cho những trường hợp sử dụng hồ sơ giả vay tín chấp. Tuy nhiên mức phạt sẽ được áp dụng theo một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Phạt từ 2 – 4 triệu đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, sử dụng tài liệu giả để được cấp CMND/CCCD; hoặc giấy nhận số CMND. 
  • Phạt từ 4 – 6 triệu đối với hành vì làm giả CMND/CCCD, giấy xác nhận số CMND; hoặc sử dụng CMND/CCCD, giấy xác nhận số CMND giả.
  • Phạt từ 7 – 10 triệu đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục giả.
  • Phạt từ 10 – 20 triệu đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

  • Phạt từ 30 – 100 triệu đồng; phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; phạt tù từ 6 tháng – 2 năm đối với hành vi làm giả con dấu. Phạm tội từ 2 lần trở lên (phạm tội có tổ chức, làm từ 2 – 5 con dấu); lạm dụng thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng sẽ bị phạt từ 2 – 5 năm tù. 
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 – 200 triệu đồng sẽ có thể bị phạt từ 2 – 7 năm tù. Đối với tài sản có giá trị 200 – 500 triệu đồng sẽ có mức phạt từ 7 – 15 năm tù. Và 12 – 20 năm tù đối với tài sản từ 500 triệu trở lên. 

Xử lý kỷ luật

Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hay xử phạt hành chính, tùy vào đối tượng và tình huống vi phạm mà người thực hiện hành vi làm giả giấy tờ có thể bị xử lý tùy theo mức độ khác nhau.  

Lời kết 

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Có nên sử dụng dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp không?”. Hy vọng rằng qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp; bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về dịch vụ làm hồ sơ giả vay tín chấp. Từ đó đưa ra được sự lựa chọn an toàn và thích hợp nhất cho bản thân. 

Leave a Comment